11 sai lầm về bảo dưỡng và sử dụng xe hơi
Sở hữu một
chiếc xe hơi là niềm mơ ước của biết bao người Việt, tuy nhiên, việc sở hữu xe
là một chuyện còn việc bảo dưỡng, bảo trì xe lại là một việc khác khó khăn hơn
rất nhiều. Bởi vì không giống như xe máy, xe hơi có rất nhiều chi tiết và bộ phận
khác nhau. Sau đây là một số sai lầm khi bảo dưỡng xe mà người Việt chúng ta
hay mắc phải.
1. Thay dầu ở 1000 km đầu tiên:
Mọi người
khi mua xe mới thường có “truyền thống” thay dầu máy sau khi đi 1000 km đầu
tiên vì sợ các chất bẩn, “mạt sắt” kim loại khi gia công nhưng sự thật là với
công nghệ sản xuất xe hiện nay thì bề mặt của các thiết bị động cơ luôn đảm bảo
sạch sẽ hơn cả xe đi được thời gian dài. Một ví dụ về công nghệ gia công đàng
ngày càng hiện đại là việc các loại gioăn trên xe đang dần biết mất và thay vào
đó là các khớp nối và keo. Vì vậy, theo khuyến cáo của Huyndai Việt Nam, xe máy
xăng nên thay dầu ở 6000 km đầu tiên và máy dầu là 5000 km.
2. Nên chạy “rô đa” xe mới:
Đa số mọi
chủ xe mới đều rất băng khoăn về việc chạy rô đa (chạy rà) xe mới của mình, tuy
nhiên hiện nay công nghệ chế tạo xe ngày nay không cần phải yêu cầu chạy rô đa
nữa mà các hãng chỉ khuyến khích mọi người nên chạy trong khoảng 80% tải và tốc
độ tối đa của xe trong khoảng 1000 km đầu tiên.
3. Rửa động cơ xe:
Các xe hiện
nay áp dụng rất nhiều công nghệ điện tử để điều khiển động cơ và các thiết bị
phụ trợ động cơ, do vậy việc có nước trong khoang động cơ có thể gây ra những hỏng
hóc cho các thiết bị điện tử trên, thực tế đã có nhiều thành viên trong diễn
đàn otofun đã bị phải và việc sửa chữa rất tốn kém. Ở nước ngoài những nơi có
nhận dịch vụ rửa khoang máy cũng đã có khuyến cáo không chịu trách nhiệm khi có
hỏng hóc.
4. Yêu cầu bảo dưỡng các chi tiết miễn bảo dưỡng:
Đa số mọi
người thường rất lăn tăn khi bảo dưỡng xe mà nhân viên chỉ làm một chút là xong
và tiếp tục đưa xe ra ngoài để… bảo dưỡng lại cho chắc ăn. Cụ thể ở đây các cụm
chi tiết miễn bảo dưỡng kiểm tra mà hỏng là phải thay là: vòng bi moay ơ, bình ắc
quy, thệ tống phanh ABS/EPS… thậm chí chi nếu cố tình bảo dưỡng các chi tiết
này sẽ làm hỏng luôn cả hệ thống.
5. Bơm lốp với áp suất cao như… xe máy:
Đa số mọi
người đều tự suy luận rằng cái xe máy nặng có hơn 100kg mà còn phải bơm áp suất
lốp 3 – 4 kg/cm2 vậy thì chiếc ô tô nặng cả tấn thì cũng phải bơm bằng xe máy. Thực
sự các nhà sản xuất lốp quy định áp suất lốp chỉ cần nằm trong khoảng từ 2.0 –
2.5 kg/cm2 là đủ, vừa đảm bảo độ bền cho lốp vừa giúm êm ái trên đường.
6. Sử dụng bóng đèn Xenon (thay cho bóng halogen mặc định) sẽ sáng hơn:
Chóa đèn xe
thường được thiết kế phù hợp cho điểm phát sáng nhỏ của bóng đèn halogen giúp
cho ánh sáng đèn xe được hội tụ tốt hơn, giảm những tia sáng thừa gây lóa mắt
người đi ngược chiều. Khi thay bóng này bằng bóng Xenon (đèn HID), điểm phát
sáng của đèn Xenon thường lớn hơn đen halogen rất nhiều do vậy ánh sáng không tập
trung và thừa rất nhiều những tia sáng gây chói mắt, nhiều trường hợp ánh sáng
không tập trung khiến cho khả năng chiếu sáng không bằng được đèn halogen.
Đó là chưa
kể nhiệt độ của đèn xenon còn có thể gây hỏng, rộp chóa đèn của xe, bên cạnh đó
còn làm hỏng hệ thống điện, điện tử trên xe dù cho người bán quảng cáo rằng đèn
xenon thiết kiệm điện hơn và “mát” hơn đèn halogen.
Một nhầm lẫn nữa liên quan đến đèn Xe-non là khái niệm
"Bi", Tây nó mà biết người Việt ta nhìn thấy cái thấu kính giống nửa
hòn bi, bên trong có lắp bóng xe-non, thế là ghép luôn là "Bi xe-non"
thì chắc nó sẽ đặt tên khác. "Bi xe-non" là loại đèn có màn chập, điều
khiển cái màn chập sẽ cho kết quả là "pha", "cốt" hay là tắt.
Với "Bi xe-non" thứ thiệt thì đèn sẽ bật sáng liên tục khi nổ máy để
sẵn sàng cho việc "nháy pha" vì đèn Xe-non cần vài giây để khởi động,
trong khi thao tác nháy pha có khi chỉ tầm vài phần trăm giây. Cũng vì lý do
này, lo ngại tuổi thọ của đèn nên xe có "Bi xe-non" thường lắp thêm
đèn pha dùng bóng Halogen, khi không bật đèn "cốt" thì nháy pha sẽ chỉ
nháy đèn Halogen, khi bật "cốt" thì hệ thống vừa mở màn chập của
"Bi xe-non" vừa bật sáng đèn Halogen.
7. Các biện pháp chống ồn cho xe hơi đều có hiệu quả rõ rệt:
Các trang bị
chống ồn cho xe thường chủ yếu chỉ mang đến hiệu quả rõ rệt về mặt tâm lý cho
chủ xe, tuy nhiên nó cũng không hẳn chẳng đem lại hiệu quả gì mà hiệu quả nó đem
lại không xứng đáng với số tiền mà bạn đã bỏ ra.
8. Mức độ hiệu quả của các thiết bị, vật liệu tiết kiệm nhiên liệu:
Thực ra các
thiết bị trên chi đem lại một mức tiết kiệm nhiên liệu cực kỳ nhỏ và nếu so với
chi phí mà chủ xe bỏ ra thì không xứng đáng. Hơn nữa, nếu thực sự có các thiết
bị để tiết kiệm thêm nhiên liệu thì các hãng xe sẽ là người áp dụng trước tiên,
không cần đến các bạn phải mua và sẽ áp đặt chi phí bản quyền cho thiết bị đó. Vì
các bạn nên nhớ tiêu chí tiết kiệm nhiên liệu là tiêu chí quyết định sự sống
còn cho các hãng xe.
9. Tắt điều hòa xe trước khi tắt máy và bật lại sau khi nổ máy:
Việc làm
này chỉ đúng ở các đời xe rất cũ hoặc xe có hệ thống điều hòa tự lắp bởi các
thwoj không chuyên nghiệp, điều này được truyền miệng qua các lái xe đã lớn tuổi
và đã quen chạy xe cũ.
Hệ thống điều
hòa trên xe hơi ngày nay sẽ không làm việc trong quá trình khởi động và chỉ làm
việc sau khi xe đã khởi động vài giây.
Một nhầm lẫn
nữa của người sử dụng là nghĩ điều hòa xe như điều hòa trong nhà, hệ thống này
chỉ chạy khi máy xe đang chạy và công suất của hệ thống này thường lớn hơn công
suất của điều hòa trong nhà.
10. Thừa dầu xe sẽ làm hỏng phớt?
Một số người
sau khi thăm dầu xe mà thấy dầu nằm trên mức MAX lại tá hỏa đem xe đi ra hãng,
nhưng thực ra điều đó không gây hư hỏng gì cho xe cả ngoài việc làm hao phí tài
nguyên một chút. Với lối tư duy từ xe máy có động cơ nằm ngang thì việc “thừa dầu
phá phớt” chỉ là truyền miệng không có cơ sở kỹ thuật. vì vậy các bạn không nên
quá lo lắng khi dầu trong xe chỉ cao hơn mức max tầm 1cm, nếu nhiều quá thì có
thể có một số nguy cơ nào đó nhưng cũng không thể đến mức “phá phớt” như đồn đại.
11. Gioăng cửa trời là phải kín?
Thực ra
gioăng cửa sổ trời chỉ có tác dụng làm giảm nước tràn vào, công dụng chính của
nó là để chống ồn gió. Nghĩa là khi nước tràn vào bên trong xe khi mưa hay rửa
xe thì sẽ theo các ống dẩn trên cửa sổ trời xuống 4 góc xe, lâu ngày thì các ống
dẫn này có thể bị tắt, chỉ cần các bạn thổi khí nén vào là sẽ không còn tắt nữa.
Ở trên là một
số sai lầm khi bảo dưỡng xe mà người Việt hay mắc phải, nếu cần bổ sung thêm gì
thì hãy viết thêm vào comment nhé!
Không có nhận xét nào