Nghề lái xe có phải là “hung thần xa lộ”? Chút cảm nhận về nghề lái
"Hung thần xa lộ"?
Thời gian gần đây, báo đài liên tiếp đưa tin về những vụ tai nạn nghiêm trọng do xe tải, xe khách gây ra, hầu hết chúng ta đều gọi những người lái xe là “hung thần”. Nhưng mấy ai biết được rằng tại sao họ lại phải chạy nhanh như thế, tại sao họ phải làm như thế. Tất cả cũng chỉ vì cơm áo gạo tiền. Thời buổi kinh tế hàng hóa phát triển với rất nhiều áp lực, trong số đó có những áp lực về doanh số phải đạt được, số tiền người lái xe kiếm được đều dựa vào theo số chuyến xe mà họ chạy được. chính vì vậy họ phải cố gắng đạp ga nhiều hơn để đáp ứng được số chuyến, để đủ doanh thu hằng tháng. Đây cũng là một phần của vấn đề.Lương tâm của người lái xe
Với lương tâm của một con người bình thường, chẳng một ai lại muốn gây ra tai nạn. Một con chó chạy sang đường, họ cũng đánh lái để né nó. Đó là một phải xạ bình thường của một con người, cho dù có làm cho xe hư hỏng thì họ vẫn sẵn sàng làm chỉ để không gây ảnh hưởng đến một sinh linh, đừng nói chi là một mạng người. Không hẳn lái xe trong các vụ tai nạn luôn đúng, nhưng có một điều chắc chắn rằng, sâu trong thâm tâm của họ, không ai muốn để xảy ra tai nạn cả. Có chăng là do sự chủ quan của một bộ phận lái xe, cộng với sự chủ quan của người đi đường, là cơ hội để tai nạn xảy ra hằng ngày hằng giờ. Vì vậy mà chúng ta gọi họ là hung thần đường phố, liệu có đúng chăng? Khi chung ta vẫn chưa hoàn toàn đúng thì liệu chúng ta có quyền nghĩ cho họ luôn sai?
Nếu các bạn
để ý, phần táp lô của xe – thường được các lái xe gọi là bàn thờ - chỉ cần chú
ý là bạn sẽ biết được tôn giáo của người lái xe. Ai trong chúng ta cũng có một
đức tin, đức tin rằng sẽ được ơn trên độ trì phù hộ. Và người lái xe cũng tin
tưởng rằng đức tin đó sẽ giúp cho họ vượt qua những nẻo đường dài an toàn. Là một
người có cơ hội tiếp xúc nhiều với các lái xe. Trước khi đi đâu họ đều thắp
nhang và cầu mong cho chuyến đi của mình được bình an. Nếu bạn để ý đằng trước
của mỗi xe bus rosa, ngay vị trí chính giữa biển số thường có một ổng nhỏ, đó chính là
nơi để họ thắp nhang cúng xe. Đối với người lái xe, chiếc xe không chỉ là một
chiếc xe vô tri vô giác. Họ sẽ cúng xe vào ngày 16 âm lịch hằng tháng, với
nhang đèn cùng những lời thành tâm của họ.
Từ "bác tài" thành "thằng tài xế"
Lái xe cũng chỉ là những con người bình thường. Họ cũng có nhu cầu ăn uống, ngủ, nhu cầu được khám sức khỏe và họ cũng có những người yêu thương của họ. Ngày trước lúc còn nhỏ, khi đi xe đò, mẹ của mình thường gọi người lái xe bằng một biệt danh trìu mến là “bác tài”, còn ngày nay, cả xã hội này gọi họ là “thằng tài xế” – dù cho họ có là những người đứng tuổi. Cái nhìn của xã hội về nghề lái xe đã đúng chưa? Sự đóng góp của họ cho xã hội đã được nhìn nhận đúng mức chưa? Có một người bạn làm nghề lái xe mà tôi vô tình quen trong một chuyến du lịch, anh ấy có ba con và pải nửa tháng thì anh ấy mới được gặp con trong vẻn vẹn 2 ngày. Tất cả những điều họ làm cũng chỉ vì cơm áo gạo tiền, tất cả vì con cái của họ. Cha mẹ có thể không ăn, nhưng con thì phải có sữa uống…
Vừa qua có
một chương trình chăm sóc sức khỏe cho lái xe và những con số rất đáng quan ngại.
Hầu hết họ đều gặp vấn đề về gan và phổi. Có thể đó là bệnh nghề nghiệp, với cơ
thể thường xuyên ngồi một chỗ cùng với bụi đường, thuốc lá… Họ đối mặt với hiểm
nguy trên đường, lại thêm sức khỏe đang từng ngày bị ảnh hưởng do việc ăn uống
không đều đặn, thức khuya… Cả xã hội chúng ta đang có cái nhìn thiếu thiện cảm
cho nghề lái xe, vì nhiều lý do, nhưng liệu chúng ta có thể thay đổi cái nhìn
đó sau bài viết này hay không??
Mình cần những
lời bình luận và chia sẻ của bạn!!