Fuso Vietnam Star

9 lưu ý khi lái xe trên đường đèo núi nhằm đảm bảo an toàn

Du lịch miền núi là một trong những trải nghiệm tuyệt vời, nhất là khi cùng chiếc xe cưng của mình chạy trên những cung đường đèo hiểm trở mà ngoạn mục.



1. Kiểm tra hoạt động của phanh, cần gạt nước, sưởi, điều hòa và ống xả:

Đảm bảo rằng dầu phanh và hệ thống dẫn động (hệ thống lái) của xe bạn vẫn hoạt động hiệu quả, ghi chú lại lần bảo dưỡng gần đây nhất để xem còn trong thời gian khuyển cáo an toàn hay không. Dầu phanh nếu sử dụng quá lâu sẽ bị lẫn tạp chất, bụi bẩn làm giảm nhiệt độ sôi của dầu, khiến cho thắng xe có thể nhanh bị vô hiệu hóa khi rà phanh quá mức. bên cạnh đó cũng cần kiểm tra bề mặt và áp suất lốp và chú ý việc bổ sung thêm lốp dự phòng cho xe.
Lưu ý khi đi đường đèo dốc

Lưu ý khi đi đường đèo dốc

 2. Chú ý không xuống dốc nhanh hơn khi lên dốc:

Không nên để xe đổ dốc quá nhanh dẫn đến phải sử dụng phanh liên tục. Để làm điều này, hãy lưu ý đến việc vào số khi lên và xuống dốc. Đối với các xe số sàn, khi xuống dốc có thể đề số 2 hoặc 3, tùy vào độ dài và độ dốc của đèo. Với xe số tự động, có thể trả về số S, L hoặc D1, D2, D3 hay chế độ bán tự động “+, -“. Kỹ thuật mà các chuyên gia thường dùng khi xuống dốc là kiểu phanh giữ tốc snubbing. Khi bắt đầu đổ đèo, thiết lập tốc độ và cấp số phù hợp với độ dài và độ dốc. Ví dụ như 40km/h ở số 3. Bắt đầu thả dốc, không được sử dụng chân ga hay chân côn, chỉ để chân sẵn ở vị trí chân phanh. Khi xuống dốc, máy xe sẽ kêu to hơn và tốc độ trôi nhanh dần, lúc này bắt đầu nhấp phanh khoảng tối đa 3 giây để về lại tốc độ cần thiết rồi thả ra để xe tiếp tục trôi, thực hiện liên tục các bước trên cho đến khi xuống hết dốc. Tuyệt đối không được rà phanh liên tục khi đổ đèo. 

Lưu ý khi đi đường đèo dốc

3. Khi lên dốc đèo:

Trả về số thấp nếu bạn đi xe số sàn, quan sát các mức nhiệt độ trên bảng điều khiển, tắt điều hòa không khí nếu thấy nó bắt đầu quá nóng. Nếu động cơ báo quá nhiệt, bạn cần tìm nơi an toàn ngoài làn đường di chuyển, để xe chạy không tải, không được tắt máy xe và đừng dại dột mở két nước của xe. Một cách khác để làm xe nhanh mát hơn là bật chế độ sưởi nếu có, nhưng sẽ gây khó chịu cho người ngồi trên xe.

Lưu ý khi đi đường đèo dốc

4. Đừng ôm theo vạch chia đường:

Hầu hết các đường trên đồi núi đều nhỏ hơn quốc lộ ở đồng bằng. một số lái xe có thói quen bám vạch chia đường để chạy, nhưng việc lái xe này sẽ không an toàn khi đường đó có nhiều xe qua lại, bên cạnh đó còn gây khó chịu cho xe khác và khó xử lý kịp thời khi có xe ngược chiều khi vào cua.
Lưu ý khi đi đường đèo dốc

4.Nhường đường cho xe khác:

Đặc biệt với những xe đang lên dốc và có ý định vượt xe mình, cần nhường đường một cách an toàn và dành một khoản thời gian đủ để xe đó trở lại đúng làn. Độ dốc của đèo làm giảm khả năng tăng tốc của động cơ, vì thế thời gian để vượt và quay trở lại làn đường cũng sẽ lâu hơn bình thường.

5.Hãy chạy chậm:

Nếu vì tốc độ mà ảnh hướng khiến ít nhất 3 xe nối đuôi phía sau, bạn hoàn toàn có thể tạo điều kiện cho họ vượt xe mình một cách an toàn, đừng vì họ mà phải kéo tốc độ nhanh theo khi chưa quen đường hay không muốn chạy nhanh như vậy.

6.Nếu đường đèo dốc và không trải nhựa:

Đây là địa hình không lý tưởng để chạy xe, vì vậy nếu chạy vào đường này, cần nắm vững các nguyên tắc sau: theo dõi tình hình thời tiết, nếu mưa gió lớn sẽ ảnh hưởng đến mặt đường. Đường không trải nhựa có độ bám kém, vì vậy cần đi rộng và vào cua rộng hơn đường nhựa. Luôn báo cho người khác biết nơi mình đến để nếu có chuyện xảy ra hoặc muốn quay trở lại.
Lưu ý khi đi đường đèo dốc

7.Trong điều kiện thời tiết xấu:

Cần đi chậm, thường xuyên quan sát hơn, bật đèn sương mù và luôn bám vạch kẻ đường. có thể dừng lại nghỉ ngơi nếu thấy nguy hiểm.
Lưu ý khi đi đường đèo dốc

8.Nghỉ ngơi giữa chặn thường xuyên:

Đi đường đèo và dốc luôn phải tập trung cao độ hơn so với đường khác nên dễ dẫn đến căng thẳng và mệt mỏi. người lái và hành khách nên thường xuyên dừng chân nghỉ ngơi để giữ tỉnh táo trên chặng tiếp theo.

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.