Những lưu ý quan trọng khi sơ cấp cứu người bị tai nạn giao thông
“đầu, cổ và cột sống
là những bộ phận phải hết sức chú ý khi di chuyển nạn nhân”, bác sĩ Lương Quốc
Chính khuyến cáo.
Môi khi bước lên xe để
chuẩn bị bắt đầu một chuyến đi mới, cho dù đó là một chiếc xe hơi bóng bẩy hay
là một chiếc xe máy bình thường, cho dù bạn là một tài xế dày dạn kinh nghiệm
hay chỉ là một tay lái mới bắt đầu làm quen với ô tô thì việc đảm bảo an toàn
phải luôn được đặt lên hàng đầu. Dù vậy, đôi khi chỉ một chút lơ là bất cẩn là
đã có thể dẫn đến một vụ tai nạn nghiêm trọng.
Vì vậy, bên cạnh những
kiến thức về bảo dưỡng, bảo trì cho xe của mình môi khi có trục trặc thì trang
bị cho mình các kỹ năng và dụng cụ sơ cứu cơ bản để giảm thiểu mức độ thương
vong là điều cực kỳ quan trọng, giúp giảm thiểu mức độ thương tích của nạn nhân
và hơn hết là tâm lý e ngại trong cộng đồng.
Nói về buổi tập huấn này, ông Nguyễn Mạnh Thắng
(Xehoi_Options) quản trị viên diễn đàn OTOFUN chia sẻ: "Hàng ngày, chúng tôi nhận thấy trên đường xảy
ra nhiều vụ tai nạn giao thông khiến cho một số người gặp nạn bị thương tật suốt
đời, nặng hơn là tử vong. Vì lẽ đó, chúng tôi mở ra buổi tập huấn này đồng thời
sản xuất ra một túi cứu thương khẩn cấp với mong muốn khi chúng ta có kĩ năng
và dụng cụ, mọi người sẽ sẵn sàng hơn trong việc cấp cứu, hỗ trợ người bị nạn.
Hơn hết là truyền tải thông điệp tới cộng đồng hãy giang tay hỗ trợ nhau khi bị
nạn".
Trên thực tế, khi có xảy
ra tai nạn, đa số mọi người thường vội vã khi di chuyển nạn nhân ra khỏi hiện
trường, đây cũng là một băng khoăn của các thành viên trong buổi tập huấn và để
giải đáp thắc mắc điều này, bác sĩ Lương quốc Chính (Dr.Chính) có chia sẻ: "Trong các vụ tai nạn xe hơi mà chiếc xe đó có
nguy cơ xảy ra cháy nổ thì bằng mọi cách nhanh nhất và an toàn nhất đưa nạn
nhân tránh xa hiện trường nhưng chú ý giữ thẳng phần đầu và cổ nạn nhân. Nếu có
2 người thì 1 người giữ đầu và cổ, 1 người ôm lấy nạn nhân và đồng thời đưa nạn
nhân ra ngoài".
Bác sĩ Chính cũng nói thêm: "Trường hợp xe không bị cháy, nạn nhân còn ngồi
trên ghế thì chúng ta bắt buộc phải nẹp cổ, nếu nạn nhân thở khò khè phải khai
thông đường thở ngay tại chỗ. Sau đó, đánh giá mức độ thương tổn, nếu có tổn
thương phần bụng hoặc chấn thương cột sống phải đeo nẹp và nhờ sự giúp sức của
nhiều người cùng lúc đưa nạn nhân ra bên ngoài. Trường hợp nạn nhân nằm trên đường,
cũng phải nhờ sự trợ giúp của nhiều người để đưa nạn nhân ra khỏi hiện trường một
cách nhẹ nhàng".
Bác sĩ Chính cũng có
lưu ý, bỏ mũ bảo hiểm và bế xốc nạn nhân là hai việc tưởng chừng như giúp đỡ nạn
nhân nhưng thực tế lại gián tiếp làm tổn thương thêm cho nạn nhân ở vùng đốt sống
cổ (trong trường hợp có bị chấn thương), gây tụt huyết áp, ảnh hưởng tới phần
tay, chân nếu bị gãy xương.
Thường xuyên tiếp xúc với các ca cấp cứu TNGT
tại Trung tâm A9, bệnh viện Bạch Mai bác sĩ Lương Quốc Chính nhận định: "Nhìn chung, tất cả những nạn nhân bị TNGT được
mọi người đưa đến bệnh viện thì các khâu sơ cấp cứu ban đầu chưa thực sự được tốt.
Do đó, tôi mong là sau buổi tập huấn này mọi người sẽ có thêm các kĩ năng cần
thiết về sơ cấp cứu. Ngoài ra, bộ dụng cụ sơ cấp cứu này cũng giảm được từ 60%
đến 80% khả năng tử vong".
nguồn: Oto fun news